Hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thứ ba - 11/02/2025 10:03 25 0

Ngày 24/01/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Theo Thông tư, nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức; cán bộ, công chức, cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập) được xác định như sau:

Đối với cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao hàng năm để chi trả các chế độ sau:

Một là, kinh phí bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Hai là, tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi tăng cường đi công tác ở cơ sở theo quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Ba là, chính sách nâng bậc lương quy định tại điểm d Khoản 1, điểm d Khoản 2 Điều 12 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Bốn là, chi tiền thưởng cho các đối tượng theo quy định tại Khoản 3 Điều 7, điểm d Khoản 1, điểm d Khoản 2 Điều 12; Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chính sách, chế độ tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này) tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau: Một là, đối với đối tượng cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (các Bộ, cơ quan trung ương) thì ngân sách trung ương bảo đảm; Hai là, đối với các đối tượng cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động thuộc, trực thuộc các đơn vị do địa phương quản lý: Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. Đối với kinh phí thực hiện chế độ này ở địa phương được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

Còn nguồn kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:

Thứ nhất, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Thứ hai, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, trong đó lưu ý: Một là, tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước để xác định nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP là số người dự kiến thuộc diện hưởng chính sách, chế độ trong phạm vi số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; Hai là, đối với số người nằm ngoài chỉ tiêu số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, người làm việc theo chế độ hợp đồng: Các cơ quan, đơn vị tự sắp xếp từ dự toán ngân sách nhà nước được giao, nguồn thu hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác để chi trả cho các đối tượng.

Thứ ba, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chính sách, chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại điểm c kKhoản 2 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. 

Thứ tư, ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này như sau: Một là, đơn vị sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm để chi trả các chế độ quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Hai là, ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chính sách, chế độ tại điểm a khoản này) tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP như sau:

Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là các bộ, cơ quan trung ương) thì ngân sách trung ương đảm bảo; 

Đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý: Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

Thứ năm, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau hợp nhất, sáp nhập được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với viên chức: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. Đối với kinh phí thực hiện chế độ này ở địa phương được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

Thông tư hướng dẫn chi tiết về quy trình lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng dự toán hàng năm khi căn cứ vào số lượng đối tượng thụ hưởng và mức chi dự kiến để gửi lên Bộ Tài chính hoặc cơ quan tài chính địa phương.

Cụ thể, về lập dự toán, đối với các Bộ, cơ quan ở trung ương thì căn cứ các quy định tại Điều 18 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này; tình hình thực hiện chính sách, chế độ (bao gồm số đối tượng và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả), dự kiến kế hoạch thực hiện năm sau liền kề, các bộ, cơ quan ở trung ương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán hàng năm của các Bộ, cơ quan ở trung ương.

Còn đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang tính toán khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hằng năm tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng năm vào quỹ hưu trí, tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 5 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu, gửi cơ quan tài chính làm cơ sở bố trí dự toán hằng năm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Còn đối với các địa phương, căn cứ các quy định tại Điều 19 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này; tình hình thực hiện chính sách, chế độ (bao gồm số đối tượng và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả), dự kiến kế hoạch thực hiện chính sách, chế độ năm sau liền kề, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp chung vào nhu cầu cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước của năm sau liền kề của địa phương. Trường hợp đã sử dụng hết nguồn cải cách tiền lương của địa phương mà không đáp ứng đủ nhu cầu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu cho địa phương.

Riêng đối với năm 2025, các cơ quan, đơn vị căn cứ số đối tượng hưởng chế độ, chính sách do ngân sách nhà nước chi trả, định mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn về nguồn kinh phí quy định tại Thông tư này lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí; các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng nguồn dự toán được giao để kịp thời chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng.
Về quản lý, sử dụng kinh phí, Thông tư quy định đối với các Bộ, cơ quan ở trung ương: Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tại Khoản 2 Điều 2 và điểm b Khoản 4 Điều 3 Thông tư này được phân bổ vào nguồn kinh phí không giao tự chủ của các đơn vị sử dụng ngân sách. Trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện chi trả các chế độ, chính sách theo quy định. 

Còn đối với các địa phương, trên cơ sở danh sách đối tượng và kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho các đối tượng theo quy định. 

Việc quyết toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/01/2025.

Nguồn: Moha.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sổ tay VNeID
SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG
Lịch công tác tuần
Lịch Tiếp công dân
Cổng dữ liệu quốc gia
BỘ PHÁP ĐIỂN
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Công báo Chính phủ
cong bao tay ninh
Cơ sở dữ liệu VBPL Tây Ninh
Cổng dịch vụ công Bộ Công an
hoc tap va lam theo
Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở
Tiến độ giải quyết TTHC
MÃ QR CODE ZALO PHƯỜNG IV
Công khai ngân sách
Phổ cập kỹ năng số cộng đồng
Hỏi đáp trực tuyến
Đo tốc độ truy cập Internet SPEED
Du lịch Tây Ninh
Dịch vụ việc làm Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay873
  • Tháng hiện tại2,375
  • Tổng lượt truy cập462,330
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây