Chuyển đổi số giờ đây không chỉ còn là thuật ngữ, mà đã trở thành một phần chiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp muốn duy trì vị thế và tính cạnh tranh. Năm 2024, bối cảnh công nghệ vẫn sẽ tiếp tục phát triển, mang đến những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp
Nhìn vào bối cảnh kinh doanh, có thể thấy rõ rằng các doanh nghiệp trên toàn thế giới họ sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD cho công cuộc chuyển đổi số. Đó không chỉ đơn thuần là việc chi tiền, mà đó là bước đi chiến lược để các doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số. Nếu chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công sẽ có cơ hội thay đổi và phát triển ngoạn mục.
1. Chuyển đổi số trong Ngành bán lẻ và thương mại điện tử
Ngành bán lẻ và thương mại điện tử đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ nhờ vào việc áp dụng công nghệ số. Tích hợp trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và trải nghiệm mua sắm đa kênh. Các doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, tối ưu hóa quy trình bán hàng và giao hàng, tăng cường tương tác khách hàng qua các kênh kỹ thuật số, và đổi mới trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Sự kết hợp của các giải pháp số hóa này không chỉ tạo ra những trải nghiệm mua sắm đặc biệt cho khách hàng mà còn tăng cường hiệu suất và cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
2. Các ứng dụng thông minh công nghệ AI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Ứng dụng công nghệ AI thông minh là một thuật ngữ rộng bao gồm các ứng dụng sử dụng AI để cải thiện chức năng của chúng. Công nghệ AI thông minh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: chăm sóc sức khỏe, tài chính, bán lẻ và sản xuất,…
2.1 Các chatbot được hỗ trợ bởi AI:
Chatbot được hỗ trợ bởi công nghệ AI mang đến những tương tác cá nhân hóa và thấu hiểu bối cảnh, qua đó nâng cao mức độ gắn kết của người dùng và chất lượng dịch vụ khách hàng. Các tổ chức ngày càng áp dụng chatbot AI để cải thiện dịch vụ khách hàng, hợp lý hóa giao tiếp và cung cấp hỗ trợ tức thì.
Phần mềm chatbot Fchat – Nguồn: CloudGO
2.2 Trợ lý giọng nói:
Công nghệ trợ lý giọng nói đã vượt qua giai đoạn mới lạ ban đầu, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Xu hướng hiện nay là tích hợp sâu rộng hơn trên nhiều thiết bị, từ điện thoại thông minh và loa thông minh đến ô tô và đồ gia dụng, mang đến cho người dùng sự điều khiển mượt mà.
Các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant hay Alexa sẽ ngày càng tích hợp sâu hơn với các thiết bị điện tử trong nhà, xe hơi, cho phép con người giao tiếp và điều khiển mọi thứ bằng giọng nói một cách tiện lợi.
Với sự phát triển của công nghệ trợ lý giọng nói, tương lai với công nghệ hứa hẹn trở nên trực quan, dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là một xu hướng mà đang mở ra một cách sống mới, nơi con người chủ động điều khiển cuộc sống bằng chính giọng nói của mình.
Trợ lý giọng nói tạo ra xu hướng “ít chạm” và “không chạm”
3. Công nghệ điện toán đám mây sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi số
Công nghệ điện toán đám mây không chỉ là một phương tiện tiết kiệm chi phí, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Với khả năng linh hoạt và mở rộng, công nghệ này cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh và thích ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của thị trường một cách hiệu quả.
Điều quan trọng hơn, sự tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất mà công nghệ điện toán đám mây mang lại là không thể phủ nhận. Thay vì đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng máy chủ và phần mềm, các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho những tài nguyên họ thực sự sử dụng, giúp họ tiết kiệm được nhiều chi phí. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường có các hệ thống bảo mật mạnh mẽ và được cập nhật thường xuyên, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp một cách an toàn và đáng tin cậy.
Điện toán đám mây được dùng để phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet
4. Công nghệ 5G là đòn bẩy cho chuyển đổi số
Với tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh hơn gấp nhiều lần so với các thế hệ trước, 5G mở ra cánh cửa cho nhiều ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật số mới. Tính năng độ trễ thấp của 5G cung cấp một nền tảng lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu phản hồi thời gian thực, như Internet of Things (IoT), trò chơi trực tuyến, xe tự lái và thương mại điện tử. Điều này không chỉ tạo ra những trải nghiệm người dùng tuyệt vời mà còn mở ra cơ hội mới để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Với tốc độ và khả năng kết nối vượt trội, công nghệ 5G hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trải nghiệm thực tế ảo, tự động hóa và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, 5G không chỉ là một công nghệ mới, mà còn là một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số và định hình tương lai của các tổ chức và doanh nghiệp.
5. Tự động hóa RPA vào năm 2024
Tự động hóa RPA (Robotic Process Automation) được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong năm 2024.
Về cơ bản, RPA sẽ vẫn là một công cụ hữu ích để giảm bớt gánh nặng của các công việc thủ công lặp đi lặp lại từ con người và tốn nhiều thời gian, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu suất làm việc. Với những thay đổi chắc chắn sẽ được tạo ra bởi tác động của AI và khả năng quản lý dữ liệu tốt hơn, các bot RPA sẽ còn đáp ứng tốt hơn mục đích ban đầu của chúng và ngày càng giúp người lao động tập trung lại vào các nhiệm vụ phức tạp và công việc có giá trị cao hơn.
Trong năm 2024, dự kiến sự lan rộng của RPA vào các lĩnh vực mới như dịch vụ y tế, giáo dục, phân phối,…Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong những ngành này để tận dụng sức mạnh của RPA trong việc tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần sớm đầu tư và triển khai các giải pháp RPA phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích mà công nghệ này mang lại, từ đó nâng cao sự cạnh tranh và định hình tương lai phát triển.
Nguồn: Irtech.com.vn
Tổng hợp: VPTK
Ý kiến bạn đọc