THỰC HIỆN TÁI CẤU TRÚC QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thứ năm - 04/01/2024 09:03 119 0

Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là một nhiệm vụ khá mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số nói chung. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ thì “Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là quá trình rà soát, đánh giá, thiết kế lại quy trình thực hiện thủ tục hành chính từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả để tổ chức thực hiện trên môi trường điện tử bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, khả thi, hiệu quả dựa trên nguyên tắc lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền”.

Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính hướng đến 03 nhóm mục tiêu. Thứ nhất, tìm ra nguyên nhân các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp để hỗ trợ khắc phục; Thứ hai, số hóa, xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành để quản lý dữ liệu điện tử, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, nhằm sử dụng dữ liệu điện tử thay thếThứ ba, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước và tăng cường tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP, việc thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính nhằm đạt được một hoặc một số kết quả sau: 1) Cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết; 2) Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính; 3) Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính; 4) Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Trình tự thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính được thực hiện theo 04 bước quy định tại khoản 2 Điều 26 Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg. Cụ thể: Bước 1: Rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hàng năm. Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng quy trình thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công. Bước 3: Xác định các hệ thống, cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính và tổ chức rà soát, đánh giá khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, số hóa hồ sơ, giấy tờ, liên thông điện tử và hiệu quả, hiệu năng của hệ thống, làm cơ sở cắt giảm thủ tục hành chính, giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp, giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của đối tượng thực hiện và giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công. Bước 4: Đánh giá hiệu quả và phê duyệt phương án tái cấu trúc để thực hiện việc xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ công.

Tiêu chí thực hiện tái cấu trúc quy trình, gồm: Khả năng kết nối, chia sẽ dữ liệu và số hóa hồ sơ, giấy tờ; Khả năng liên thông điện tử giữa các cơ quan trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục hành chính; Hiệu quả của việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hiệu năng đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Cách thức tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, gồm 05 bước. Theo đó, bước 1: Xác định các hệ thống, cơ sở dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính và khả năng kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệuBước 2: Đánh giá cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, quy trình, trình tự thực hiện thủ tục hành chính theo các tiêu chí tái cấu trúcBước 3: Xây dựng sơ đồ quy trình điện tử. Bước 4: Tính toán chi phí tiết kiệm. Bước 5: Xây dựng/hoàn thiện hệ thống, tích hợp, kiểm thử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nội dung kiểm thử bao gồm: Kiểm tra cơ chế đăng nhập một lần; Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến; Kiểm tra tích hợp thanh toán trực tuyến; Kiểm tra việc xử lý hồ sơ trực tuyến, việc đồng bộ trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử; Tổng hợp kết quả kiểm thử.

Tùy thuộc theo yêu cầu, việc tái cấu trúc quy trình được thực hiện theo từng thủ tục hành chính hoặc theo nhóm thủ tục hành chính liên thông. Trên cơ sở kết quả tái cấu trúc, cơ quan chủ trì rà soát, đánh giá tiến hành hoàn thiện quy trình điện tử sau khi tái cấu trúc quy trình để cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì rà soát tổng hợp, đề xuất hoặc thực hiện theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng tối đa các kết quả theo quy định tại khoản 1 Điều 17 khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến./.

Bộ phận Một cửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sổ tay VNeID
SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG
Lịch công tác tuần
Lịch Tiếp công dân
Cổng dữ liệu quốc gia
BỘ PHÁP ĐIỂN
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Công báo Chính phủ
cong bao tay ninh
Cơ sở dữ liệu VBPL Tây Ninh
Cổng dịch vụ công Bộ Công an
hoc tap va lam theo
Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở
Tiến độ giải quyết TTHC
MÃ QR CODE ZALO PHƯỜNG IV
Công khai ngân sách
Phổ cập kỹ năng số cộng đồng
Hỏi đáp trực tuyến
Đo tốc độ truy cập Internet SPEED
Du lịch Tây Ninh
Dịch vụ việc làm Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,156
  • Tháng hiện tại17,344
  • Tổng lượt truy cập293,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây