Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật

Thứ hai - 18/03/2024 16:25 34 0

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay tình hình bệnh Dại vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cụ thể: năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh Dại tại 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022), nhiều nhất là tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên; tính riêng từ ngày 01/01 đến ngày 20/02/2024, cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người do bệnh Dại ở 14 tỉnh, thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023), số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023)

Riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023, ghi nhận 02 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu và xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu.

Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: địa phương chưa quản lý được đàn chó, mèo; công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó chưa đạt hiệu quả; công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó theo quy định; việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng; nhận thức của một bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; phối hợp liên ngành, nhất là ngành Thú y, ngành Y tế và chính quyền ở một số địa phương còn rất hạn chế.

Ảnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Để chủ động kiểm soát dịch bệnh Dại trên động vật, phòng ngừa dịch phát sinh và lây lan, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại; thực hiện Chỉ thị số 1296/CT-BNN-TY ngày 26/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chng bệnh Dại trên động vật; Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và đồng thời thực hiện những nội dung sau:

- UBND phường:

+ Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh.

+ Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo bảo đảm tỷ lệ đạt trên 70% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo Quyết định số 2020/QĐ-UBND. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi.

- Thành lập đoàn phối hợp với các đơn vị chuyên môn như thú y, y tế đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại các vùng có nguy cơ cao.

- Rà soát và tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành, thị, khu đông dân cư./.

Tổng hợp: TP-TK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Phản ánh, kiến nghị
MÃ QR CODE ZALO PHƯỜNG IV
Cơ sở dữ liệu
25 nam
hoc tap va lam theo
cong khai minh bach
gop y du thao
du an logo
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hỏi đáp trực tuyến
SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay430
  • Tháng hiện tại6,303
  • Tổng lượt truy cập124,925
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây